KỸ THUẬT LẤY MẪU PHÂN LẬP VI TRÙNG

1.    Mẫu phân

Mổ khám tử và lấy trực tiếp đoạn ruột có có bệnh tích, cột bít hai đầu và cho vào túi nilon sạch hoặc lọ đựng mẫu (được bán trên thị trường), sau đó bảo quản ở 4-80C và chuyển về phòng xét nghiệm. Đối với thú lớn hoặc những thú không được mổ khám chúng ta có thể dùng tăm bông vô trùng (swab) để lấy mẫu, trước khi lấy mẫu dùng bông thấm cồn hoặc povidine sát trùng khu vực hậu môn, lấy tăm bông ghim sâu vào hậu môn cho mất phần bông giữ khoảng 1-3 phút sau đó lấy ra cấm thẳng tăm bông sâu vào môi trường vận chuyển (carry blair) đậy nút chặt lại, bảo quản ở 4-80C và chuyển về phòng xét nghiệm.

Đối với Clostridium việc phân lập cần tối thiểu 1g (hoặc ml) phân.

2.     Dịch viêm tử cung

Dùng bông thấm cồn hoặc povidine sát trùng sạch khu vực lấy mẫu, lấy tăm bông tiệt trùng ghim sâu vào bộ phận sinh dục cho mất phần bông, giữ yên khoảng 1-3 phút sau đó lấy ra cấm thẳng tăm bông sâu vào ống môi trường vận chuyển (carry blair) đậy nút chặt lại, bảo quản bảo quản ở 4-80C và chuyển về phòng xét nghiệm.

3.    Mẫu sữa

Đối với bò hoặc heo bị viêm vú chúng ta có thể lấy mẫu bằng cách dùng khăn lau khô bầu vú, sát trùng và sau đó vắt khoảng 5-10ml sữa vào trong lọ tiệt trùng (lọ có thể đun sôi và để nguội) hoặc các dụng cụ sạch, đậy kín và bảo quản ở 4-80C vận chuyển về phòng xét nghiệm.

4.    Mẫu hô hấp

Đối với cách mổ khám tử lấy mẫu trực tiếp từ phổi, dùng kéo cắt những vùng có bệnh tích trên phổi cho vào túi nilon sạch rút hết không khi bên trong và cột lại, hoặc khi vừa mổ xoang ngực ra dùng tăm bông phết lên vùng bệnh tích (ổ viêm, casein), cho vào môi trường vận chuyển. Đối với những thú không mổ khám được thì nếu là thú lớn chúng ta có thể dùng tăm bông ngoáy ở vị trí nấp thanh quản hoặc xoang mũi cho đến khi dịch hô hấp thấm ước hết phần bông, lấy tăm bông ra cho vào môi trường vận chuyển. trên gia cầm có thể cắt ngang mũi và dùng tăm bông để lấy dịch từ xoang mũi. Tất cả mẫu sau khi lấy xong phải bảo quản ngay ở ở 4-80C vận chuyển về phòng xét nghiệm.

Mẫu sau khi lấy xong cần chuyển về phòng xét nghiệm nhanh hoặc không để quá 24 giờ, nếu để quá lâu sẽ bị ảnh hưởng đến chất lượng và kết quả phân tích mẫu.

Tăm bông vô trùng và môi trường vận chuyển phòng thí nghiệm sẽ cung cấp.

Kỹ thuật lấy mẫu sẽ được cập nhật thường xuyên.

  

Số lần xem trang: 5591
Điều chỉnh lần cuối: 10-08-2013

Trang liên kết

Chào bạn !
X

Xin mời bạn đặt câu hỏi !

Họ tên
 
Email /Fb/Điện thoại:

Nội dung:

Số xác nhận : chín năm hai một năm

Xem trả lời của bạn !

logolink